Notes on Kyoto and Japan

 Mùa lá đỏ năm nay mình đã kịp về lại Kyoto để thăm ngôi chùa cổ nhất Kyoto, phong cảnh tuyệt đẹp quanh năm của Daigo-ji. Ngôi chùa nằm phía nam thành phố.


Emperor Daigo (Thiên Hoàng Đề Hồ), vị vua thứ 60 của Nhật sau khi lâm bệnh đã thoái vị và sống những ngày cuối đời tại ngôi chùa này năm 930, và từ đó có tên gọi là Daigo-ji.
Công trình đặc biệt trong quần thể kiến trúc của Daigo-ji là Ngũ Trùng Tháp "Goju no to", đến khoảng năm 950 thì ngôi chùa Daigo-ji đã có kiến trúc, hình dáng như ngày hôm nay, cách đây khoảng hơn 1060 năm trước.
Chùa Daigo-ji được xây dựng vào năm 874, đại sư Risho Bogen Daishi - đồ tôn của đại sư Kuhai, đã phát hiện ra dòng nước thiêng ở trên núi Kamidaigo nên đã thờ tượng phật Jutei Kannon (Chuẩn đề Quan Âm) và Nyoi Kannon (Như Ý Luân Quan Âm), đồng thời đặt tên cho vùng núi này là Daigoyama. Vùng núi sâu gần chùa Daigo-ji trở thành vùng đất là thiêng liêng dành cho những người tu khổ hạnh. Sau đó, ngôi chùa nhận được sự tín ngưỡng và bảo hộ trong suốt 3 đời Thiên Hoàng là Daigo, Suzaku, Muraka, nhờ đó Dược Sư Đường "Yakushi-do", Ngũ Đại Đường "Godai-do" đã được xây dựng, khai sinh ra quần thể kiến trúc Kamidaigo-garan, tiếp đó là sự ra đời của quần thể kiến trúc Shimodaigo-garan với Thích Ca Đường "Shaka-do".
Daigo-ji là một ngôi chùa trung tâm của phái Shingonshu Onoryu và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phật giáo. Nó cũng tham dự vào cả chính trị và những người nắm quyền lực chính trị cũng phục vụ trụ trì, nhờ vào đó công tác xây dựng Kamidaigo-garan và Shimodaigo-garan được xúc tiến nhanh chóng; và vào năm 1115, Tam Bảo Viện "Sanpo-in" được xây dựng, góp phần tạo nên cơ sở vững chắc của chùa Daigo-ji.
Trong chùa Daigo-ji có nhiều quốc bảo và tài sản văn hóa quan trọng của quốc gia. Vào năm 1994, nó được công nhận là di sản văn hóa thế giới với tên gọi "Tài sản văn hóa cố đô Kyoto". Những kiến trúc được công nhận là quốc bảo là Bái Điện "Seiryu Guhaiden", Dược Sư Đường "Yakushi-do" thuộc Kamidaigo; Kim Đường "Kon-do", Ngũ Trùng Tháp "Goju no to"; Cổng "Karamon", Thư Phòng "Omote-shoin" của Tam Bảo Viện "Sanpo-in"; bức tượng bằng gỗ của phật Dược Sư Như Lai kèm theo 2 tượng phật nhỏ ở hai bên, bức tranh màu thêu lụa của Ngũ Đại Minh Vương, bức tranh màu thêu lụa của Văn Thù Độ Hải. Hiện trong Linh Bảo Quán của chùa Daigo-ji có hơn 100.000 bảo vật, bao gồm cả những tài sản văn hóa quan trọng. Đây được xem là những tư liệu vô cùng quý giá về lịch sử Phật Giáo, lịch sử mỹ thuật của Nhật Bản.
(Japanhopper.)
| Designed by Colorlib