Notes on Kyoto and Japan



TT Mỹ Joe Biden đang “đi thăm và làm việc” ở Tokyo, hôm qua thứ Hai ngày 23/5 đã khởi động khuôn khổ kinh tế mới Ấn Độ - Thái Bình Dương, với hy vọng Washington sẽ tăng cường sự hiện diện kinh tế của mình trong khu vực để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Từ việc tăng cường chuỗi cung ứng đến thiết lập các quy tắc cho nền kinh tế kỹ thuật số, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Framework IPEF) được thiết kế như một công cụ để tăng cường hợp tác của Hoa Kỳ với các đối tác châu Á.

Tuy nhiên, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết đây không phải là một hiệp định thương mại tự do truyền thống, chính quyền Biden có quan điểm rằng tự do hóa thương mại không được kiểm soát sẽ gây tổn hại cho người lao động Mỹ.

Dưới đây là năm điều cần biết về khuôn khổ mới:

1. Tại sao Hoa Kỳ phát triển IPEF?

TT Joe Biden đã công bố kế hoạch vào tháng 10 năm ngoái trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á trực tuyến, nói rằng IPEF sẽ tập trung vào các tiêu chuẩn cho nền kinh tế kỹ thuật số, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, khử cacbon, cơ sở hạ tầng và điều kiện lao động.

Bà Tai nói rằng thỏa thuận này cũng bao gồm các biện pháp để thiết lập hệ thống lương thực bền vững và quy định nông nghiệp dựa trên khoa học, cũng như các vận hành quy định quản lý tốt hơn và tạo thuận lợi thương mại.

Wendy Cutler, phó chủ tịch tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á và là cựu quyền Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng IPEF sẽ là "phương tiện cho sự tái tham gia kinh tế của Hoa Kỳ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ giúp lấp đầy khoảng trống đã được tạo ra khi Hoa Kỳ rời khỏi TPP”.

Trong thời gian Mỹ “vắng mặt”, Trung Quốc đã có được vị thế về hội nhập kinh tế khu vực. Năm ngoái, nước này đã xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản 11 thành viên hiện tại của TPP.

Trung Quốc cũng là thành viên của khối thương mại lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 thành viên, có hiệu lực vào tháng Một. Hoa Kỳ không phải là một phần của RCEP.

2. Tại sao Mỹ không tham gia lại CPTPP?

Chính quyền Biden đã tuyên bố sẽ không xem xét gia nhập lại CPTPP. Tai đã nói rằng các hiệp định thương mại tự do là công cụ "của thế kỷ 20" (lỗi thời?) và các FTA như vậy đã dẫn đến "phản ứng dữ dội" từ người dân Mỹ, những người lo ngại về việc thuê nhân công bên ngoài và ảnh hưởng đến việc làm và cơ hội của người Mỹ.

Cách tiếp cận hiện tại của chính quyền Biden là một "chính sách đối ngoại dành cho tầng lớp trung lưu", mà nó hy vọng sẽ cho phép các công dân Mỹ bình thường nhận thấy những lợi ích lớn hơn từ thương mại và ngoại giao của Hoa Kỳ.

3. IPEF khác với CPTPP và RCEP như thế nào?

Không giống như CPTPP và RCEP, hai khối thương mại lớn nhất châu Á, khuôn khổ mới sẽ không hạ thuế quan. Thay vào đó, Hoa Kỳ đang tìm kiếm sự hợp tác trên các trụ cột chiến lược, chẳng hạn như khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và nền kinh tế kỹ thuật số. IPEF là một cơ chế được thiết kế phù hợp hơn nhằm tìm kiếm lợi ích của quan hệ đối tác thương mại trong khi cách ly người Mỹ khỏi những mặt trái của tự do hóa thương mại.

Việc thành lập IPEF cũng có thể được nhìn khác với các hiệp định thương mại tự do truyền thống, vốn thường mất nhiều năm đàm phán và yêu cầu các nước tham gia phê chuẩn.

IPEF sẽ là một cách tiếp cận từng bước, được kỳ vọng sẽ đi được một chặng đường dài trong việc lấp đầy khoảng trống mà Mỹ đã tạo ra khi rời TPP.

11 quốc gia thuộc CPTPP: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. RCEP bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

4. Những quốc gia châu Á nào có khả năng sẽ tham gia?

Nhật Bản đã hoan nghênh khuôn khổ mới. Thực tế là Biden đã chọn khởi động hiệp ước trong chuyến thăm Nhật Bản phản ánh hy vọng rất cao của ông rằng đồng minh châu Á của mình sẽ tham gia.

Mặc dù Nhật Bản vẫn cho rằng việc Mỹ tham gia CPTPP cấp cao là điều tốt nhất, nhưng việc Mỹ quay trở lại “đấu trường” thương mại khu vực là một bước phát triển đáng hoan nghênh.

Hàn Quốc cũng như một số nước Đông Nam Á như Singapore và Philippines cũng bày tỏ sự quan tâm đến IPEF.

Thái Lan sẽ tham gia.

Trong khi đó, Ấn Độ và Indonesia đã bày tỏ sự dè dặt về việc gia nhập.

Một số quốc gia dường như đang đặt câu hỏi về lợi ích của khuôn khổ.

Ngày 11/5, TTg Việt Nam PM Chính tại một sự kiện do CSIS tổ chức tại Washington, cho biết các yếu tố cụ thể của IPEF vẫn chưa rõ ràng. "Chúng tôi sẵn sàng làm việc cùng với Hoa Kỳ để thảo luận, để làm rõ thêm những gì mà các trụ cột này đòi hỏi."

Jayant Menon, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, nói rằng: "IPEF đề xuất rằng các thành viên tuân thủ các quy tắc thương mại ràng buộc và áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lao động, môi trường và các tiêu chuẩn khác mà không nhận lại bất cứ điều gì, chẳng hạn như cải thiện khả năng tiếp cận thị trường vào Hoa Kỳ. Đây sẽ là một bất lợi lớn đối với các nước đang phát triển trong ASEAN, "

5. Tác động có thể xảy ra đối với nền kinh tế châu Á nói chung là gì?

Menon cho rằng có lo ngại việc IPEF thúc đẩy tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng thực sự là để cố gắng đẩy Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng, điều này sẽ phá vỡ mạng lưới khu vực mà ASEAN là thành viên.

Tác động kinh tế cũng sẽ phụ thuộc vào số lượng thành viên của khuôn khổ.

Trung Quốc, tất nhiên đã chỉ trích kế hoạch này.

| Designed by Colorlib