Notes on Kyoto and Japan

 IPEF - QUAD


Lãnh đạo Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn - Quad) sau cuộc họp thượng đỉnh hôm qua 24/5 tại Tokyo đã ra tuyên bố chung bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với các hành động ép buộc, khiêu khích hoặc đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, tuy không nói đến nhưng ai cũng biết nhắm vào "nước lạ".


Trước đó một ngày IPEF do Mỹ dẫn đầu được chính thức công bố gồm các thành viên đầu tiên: Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brunei, Philippines, Indonesia, Malaysia, và Singapore.


Mỹ đã chính thức trở lại khu vực sau khi có một nhiệm kỳ trước để TQ tranh thủ bành trướng sức mạnh ở châu Á.


IPEF còn hơn TPP vì bao gồm Ấn Độ, tức cả nhóm Bộ Tứ (Quad ra đời năm 2017 khi biển Đông có những hành động quân sự leo thang của TQ). Thêm hai quốc gia quan trọng (không nằm trong TPP) là Indonesia, nước (Hồi giáo) lớn nhất Đông Nam Á, và Hàn Quốc, nước sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới.


IPEF có ít ràng buộc hơn TPP nhằm kéo các nước yếu ở ĐNA, có lẽ Mỹ muốn có một kết quả sớm và chứng tỏ rằng họ đang liên minh với châu Á, rằng Mỹ không bị cuộc chiến Ukraine làm xao nhãng.


Có bốn mục tiêu của IPEF: Bảo đảm hệ thống cung ứng toàn cầu, năng lượng sạch, chống tham nhũng, và nền kinh tế số.


Đối với Việt Nam, hai mục tiêu QUAN #TRỌNG cần sự minh bạch là chống tham nhũng và kinh tế số, mới thấy lò chắc vẫn cần phải cháy bốc hơn chăng?


©archivu

| Designed by Colorlib