Notes on Kyoto and Japan

 TRUNG QUỐC Ở THÁI BÌNH DƯƠNG

Ảnh: Ream Naval Base ở Sihanoukville. 


Khi các dư luận đang bận soi biệt thự trăm tỷ của cựu CTHN thì báo Nikkei của Nhật đưa tin hôm nay 9/6, Cambodia sẽ làm lễ động thổ xây dựng một căn cứ bí mật của hải quân TQ ở phía Bắc căn cứ Ream Naval Base – không xa đảo Phú Quốc, dù cả Phnom Penh và Bắc Kinh đều phủ nhận và có các biện pháp bất thường để che giấu. Thỏa thuận bí mật có hiệu lực 30 năm và được tự động gia hạn mỗi 10 năm sau đó.


Thái độ của TQ luôn là từ chối và bác bỏ để che giấu ý đồ thực sự, chỉ thừa nhận khi gạo đã thành cơm, không thể đảo ngược được nữa. Ví dụ, khi bắt đầu bồi đắp các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa năm 2014, Tập cam kết rằng đó chỉ là những căn cứ hậu cần nghề cá, nơi ngư dân Trung Quốc được tiếp tế nhiên liệu, lương thực, nước ngọt và trú ẩn khi có bão.


Cuộc bành trướng thế lực hải quân và không quân của TQ trong một khu vực rộng lớn từ Vịnh Thái Lan đến các đảo Nam Thái Bình Dương nhằm mở rộng năng lực thi triển sức mạnh quân sự ra toàn cầu. Trước đó, TQ đã bí mật ký kết một hiệp ước hỗ tương về an ninh với quần đảo Solomon, cho phép Bắc Kinh bố trí cảnh sát vũ trang và quân đội tới đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương.


Thực ra, kế hoạch của TQ thiết lập một chuỗi các căn cứ quân sự ở nước ngoài đã có từ vài chục năm trước, đó là tham vọng “chuỗi ngọc trai” (strings of pearls), bao gồm một chuỗi các hải cảng mà Trung Quốc xây dựng hoặc được nhượng quyền sử dụng trải dài từ Biển Đông tới Châu Phi.


Bắc Kinh đang theo đuổi việc thiết lập nhiều căn cứ quân sự khác để hỗ trợ “thi triển sức mạnh Hải Quân, Không Quân, mặt đất, mạng và vũ trụ.” TQ có thể đã xem xét một số quốc gia, bao gồm Cambodia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, Tanzania và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) để tìm địa điểm mở căn cứ quân sự mới.


TQ đã giành được quyền kiểm soát hải cảng Hannatoba ở Sri Lanka trên Ấn Độ Dương, hải cảng Gwadar của Pakistan và cảng Sittwe của Myanmar trên vịnh Bengal. Nhưng sự hiện diện của Trung Quốc tại đây chưa được Tây phương chú ý nhiều. Chỉ đến khi Trung Quốc quân sự hóa các đảo ở quần đảo Trường Sa và mở căn cứ quân sự ở Cambodia thì Hoa Kỳ và các nước trong vùng mới bắt đầu lo ngại trước dã tâm của Bắc Kinh.


Trích một phần bài viết trên V-S.



| Designed by Colorlib