Notes on Kyoto and Japan

 THỰC TẬP SINH TẠI NHẬT



Luôn là một đề tài nóng đối với Việt Nam

TTS đến từ VN phải chi rất lớn cho bên môi giới, trung bình gần 700,000 yên (tương đương 115 triệu đồng), cao nhất trong số các TTS đến từ các nước.

Tại Nhật, cách đây mười năm TTS Việt Nam kiếm được gấp 40 lần so với ở nhà nhưng con số này vào năm ngoái giảm xuống còn khoảng 20 lần. Nhật đang bị cạnh tranh gay gắt với Hàn Quốc, nơi mức lương tối thiểu đang tăng mạnh.

Chính phủ đang xem xét lại chương trình TTS đã được thực hiện trong 30 năm qua. Nó cho phép công dân nước ngoài làm việc tại các công ty Nhật Bản với tư cách là TTS trong tối đa 5 năm và chuyển giao chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng có được trong thời gian lưu trú của họ.

Nhiều chuyên gia coi chương trình này là vỏ bọc cho việc chấp nhận lao động nước ngoài giá rẻ, nhiều trường hợp trả lương thấp, làm việc quá sức và vi phạm nhân quyền. Về nguyên tắc, TTS không được phép đưa người nhà sang hoặc thay đổi công việc. Hàng nghìn TTS bỏ trốn khỏi nơi làm việc mỗi năm.

Khoảng 20% lao động nước ngoài tại Nhật Bản, tương đương khoảng 352.000 người, là thực tập sinh tính đến tháng 10/2021. Những người đến từ Việt Nam chiếm nhóm lớn nhất và cũng có "lao động có tay nghề cao".

Vấn đề nợ ở quê nhà của TTS là mối quan tâm của Nhật Bản và Việt Nam, và hai bên hiện đang cố gắng giải quyết. Theo yêu cầu của Việt Nam, #JICA đang tiến hành tạo ra một nền tảng cho phép các TTS tương lai tiếp cận trực tiếp với thông tin về các cơ hội việc làm do các công ty Nhật Bản và các tổ chức được chính phủ chỉ định tại Việt Nam phụ trách phái cử những người như vậy.

Dự kiến nền tảng này sẽ ra mắt vào năm tài chính 2024 sau khi chạy thử nghiệm vào năm tới, với mục tiêu giúp TTS Việt Nam không bị buộc phải trả phí cao cho các công ty môi giới. Nền tảng này có thể sẽ được truy cập thông qua điện thoại thông minh.

(c) archivu
| Designed by Colorlib